Previous
Next

Tư vấn chuyên ngành


Công việc chọn một vị trí trong toà nhà để xây dựng hố cho thang máy là việc rất quan trọng.Ngoài việc tính toán về lưu lượng giao thông cho toà nhà, cần phải lựa chọn một vị trí phù hợp đảm bảo cả về mặt thẩm mỹ kiến trúc và tiện lợi cho người sử dụng. Khi có được vị trí tốt trong toà nhà để xây dựng hố thang, chúng ta cần kiểm tra các kích thước xem có đảm bảo để lắp đặt loại thang máy theo dự kiến đặt ra ban đầu hay không.

Đối với các công trình không bị hạn chế về diện tích, không hạn chế chiều cao và cả việc tạo một hố PIT âm xuống lòng đất thì việc xây dựng trở nên đơn giản rất nhiều khi bạn đã có trong tay một bộ bản vẽ thiết kế thang máy và tư vấn của chuyên gia. Nhưng với nhiều công trình do bị khống chế về độ cao, diện tích mặt bằng, khó khăn khi phải đào âm xuống lòng đất cho đủ hình thành một hố PIT cho thang máy. Sau đây là một số các gợi ý để có thể khắc phục các khuyết điểm trên để đảm bảo cho bạn vẫn có thể có một thang máy theo ý muốn:

Thietke

1. Đối với công trình bị khống chế về độ cao

Thường hay gặp ở một số nhà biệt thự, chia lô đã có thiết kế sẵn hoặc các toà nhà trong khu phố cổ bị khống chế về độ cao không thể thay đổi được. Trong trường hợp này bạn nên chọn giải pháp dùng loại thang máy không có phòng máy. Loại thang không có phòng máy sẽ khắc phục được nhược điểm trên là bạn sẽ không cần xây phòng máy ở trên mà chuyển máy kéo lắp trong hố thang. Tuy nhiên việc lắp đặt thang máy không phòng máy chi phí sẽ cao.

2. Đối với công trình bị hạn chế về diện tích

Một số công trình do diện tích xây dựng bị hạn chế nên việc xây dựng hố thang gặp khó khăn, thiếu kích thước về chiều rộng, thiếu kích thước về chiều sâu hố.

Nếu hố thang máy bị thiếu về chiều sâu bạn có thể chọn phương án dùng thang đối trọng bên, mở rộng thêm chiều rộng của hố và lắp đối trọng sang bên.

3. Đối với công trình bị hạn chế khi đào hố âm PIT

Trong trường hợp này khi muốn thay đổi thiết kế bạn phải nâng nền của tầng một lên cho đủ kích thước hoặc làm bậc lên xuống khi nâng hố PIT lên. Nếu muốn giảm kích thước của hố PIT so tiêu chuẩn thì bắt buộc phải có ý kiến xác nhận đồng ý của đơn vị lắp đặt và chấp nhận của cơ quan kiểm định Nhà nước.

(Nội dung theo thangmay.info)


Các đơn vị được phép lắp đặt, điều chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa thang máy phải có các điều kiện sau:
  • Là một đơn vị có tư cách pháp nhân và đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.
  • Có đủ các bộ kỹ thuật đã được đào tạo kỹ thuật chuyên ngành.
  • Có đội ngũ công nhân kỷ thuật lành nghề, được huấn luyện cơ bản và định kỳ về kỹ thuật an toàn.
  • Có đủ điều kiện kỹ thuật, khả năng công nghệ cho công việc lắp đặt, điều chỉnh và sửa chữa như thiết bị gia công, thiết bị kiểm tra, hiệu chỉnh và đo lường.
Đơn vị lắp đặt phải hoàn toàn tuân theo các hướng dẫn lắp đặt, vận hành, sử dụng của nhà chế tạo và phải đảm bảo tất cả các thông số, dung sai kích thước và đặc tính kỹ thuật của thang máy theo hồ sơ kỹ thuật gốc.
Trên cơ sở hồ sơ kỹ thuật gốc, đơn vị lắp đặt phải lập một tài liệu kỹ thuật để bàn giao cho đơn vị sử dụng gồm: Lý lịch thang máy; Hướng dẫn vận hành, sử dụng an toàn thang máy; Hướng dẫn chế độ bảo dưỡng, kiểm tra thường xuyên và định kỳ, biện pháp khắc phục sự cố khẩn cấp như mất điện, dừng tầng không đúng.
Phân cấp trách nhiệm và quy định chu kỳ điều chỉnh, bảo dưỡng, sửa chữa, khắc phục sự cố giữa đơn vị chịu trách nhiệm lắp đặt, bảo dưỡng và đơn vị sử dụng thang máy.
Đơn vị lắp đặt và sửa chữa phải chịu trách nhiệm tổ chức thử nghiệm thang máy sau lắp đặt và sửa chữa theo đúng trình tự quy tắc của tiêu chuẩn này.
Việc thử nghiệm phải được tiến hành với một Hội đồng kỹ thuật gồm các thành phần chính là: Cơ quan cấp đăng ký sử dụng thang máy; Đại diện đơn vị lắp đặt thang máy; Đại diện đơn vị (hoặc cá nhân) sử dụng thang máy.
Kết quả thử nghiệm phải ghi thành biên bản có chữ ký các thành viên và dấu của đơn vị chịu trách nhiệm lắp đặt.
Người chịu trách nhiệm quản lý về hoạt động an toàn và người vận hành thang máy phải được huấn luyện cơ bản về nghiệp vụ mà mình đảm nhiệm, cụ thể là: Hiểu được tính năng kỹ thuật của thang máy (tải trọng, tốc độ làm việc...); Biết các tiêu chuẩn an toàn liên quan đến thang máy; Biết cách khắc phục các sự cố khẩn cấp theo hướng dẫn của đơn vị lắp đặt.
(Theo tiêu chuẩn an toàn thang máy Việt Nam TCVN5744-1993)

* HỐ THANG

  • Xây dựng hố thang đúng kích thước với dung sai theo bản vẽ do đơn vị lắp đặt thang cung cấp. Ứng với tâm hố thang không được vượt quá 10mm.
  • Sai lệch chiều rộng đo từ đường trục đối xứng về mỗi bên không được vượt quá +40/-20cm.
  • Sai lệnh vị trì đường trục đối xứng của mỗi khoang tầng so với đường trục thẳng đứng chung ứng với tâm hố thang không được vượt quá 10mm.
  • Chống thấm triệt để hố PIT đảm bảo khoan vào 100mm không thấm nước.
  • Xây dựng đà Linteau treo cửa tại tất cả các tầng theo bản vẽ (đà bê tông cốt thép 200 x 200 liên kết vào cột).
  • Xây dựng đà giữ rail có khoảng cách < 2000mm theo bản vẽ (đà bê tông cốt thép 200 x 200 liên kết vào cột).
  • Chừa trống đúng kích thước và vị trí để gắn hộp button tầng.
  • Xây chèn, hoàn thiện phần tường và sàn xung quanh các cửa tầng sau khi lắp cửa xong.
  • Đảm bảo suốt dọc hố thang, phòng máy, hố PIT không bị mưa tạt, thấm, dột nước.
  • Đảm bảo kết cấu chịu lực R, Rp.

* PHÒNG MÁY

  • Xây dựng móc treo palang trên nóc phòng máy.
  • Chừa 6 lỗ trên sàn phòng máy.
  • Đảm bảo thông thoáng sao cho nhiệt độ trong phòng máy thấp hơn 38 độ C.
  • Có khóa cho cửa phòng máy.
  • Xây cầu thang cố định lên phòng máy.
  • Cung cấp điện nguồn 3 phase - 15KVA có 3 dây phase, 1 dây trung tính và 1 dây tiếp đất có điện trở suất không quá 04 Ohm; 1CB 3 phase 50A; 1CB 1 phase 5A; công tắc đèn chiếu sáng (tất cả được đặt trong hộp điện đảm bảo an toàn).
  • Lắp đèn chiếu sáng.